Đau nửa đầu là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải các vấn đề về thần kinh và tuần hoàn máu não. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, khi thấy xuất hiện triệu chứng đau nửa đầu, người bệnh cần có những giải pháp chữa trị kịp thời.
Các triệu chứng đau nửa đầu
Khi xuất hiện các triệu chứng đau nửa đầu, nếu không điều trị thì người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ vỡ động mạch não. Nhẹ nhất cũng sẽ bị giảm sức bền của thành mạch máu não.
Để khắc phục được tình trạng này, hiểu rõ các triệu chứng đau nửa đầu sẽ giúp người bệnh có những giải pháp điều trị kịp thời. Triệu chứng của bệnh này được các chuyên gia nghiên cứu chia thành 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn triệu chứng sớm
Xảy ra ở 40 đến 60% bệnh nhân đau nửa đầu. Dấu hiệu của giai đoạn này bao gồm việc thay đổi tính khí, trầm cảm, mệt mỏi, ngủ nhiều và tiểu nhiều hơn. Các triệu chứng này thường xảy ra trước cơn đau vài giờ hoặc vài ngày.
Xem thêm: Bệnh đau nửa đầu và hiện tượng đau nửa đầu nhạy cảm ánh sáng
Giai đoạn tiền triệu
Có 20 đến 30% bệnh nhân mắc đau nửa đầu có kèm tiền triệu. Đây là hiện tượng thần kinh tập trung xảy ra trước hoặc trong cơn đau đầu. Triệu chứng của tiền triệu có thể là hình ảnh, cảm giác hay vận động trong tự nhiên. Thông thường tiền triệu về thị giác là hiện tượng thần kinh phổ biến nhất.
Người bệnh sẽ cảm thấy sự thay đổi về hình ảnh bao gồm những tia sáng lóe lên không định hình. Hoặc cũng có thể là sự hình thành của những đường zic zắc chói mắt. Một số bệnh nhân mô tả lại hình ảnh tiền triệu mờ ảo như nhìn qua một lớp kính dày.
Giai đoạn đau đầu
Kiểu đau nửa đầu điển hình là tình trạng đau nhói một bên đầu. Mức độ đau có thể từ trung bình đến nặng và nặng hơn khi hoạt động thể chất. Cơn đau có thể xuất hiện ở cả hai bên đầu hoặc luân chuyển thay phiên từng bên.
Thông thường các cơn đau nửa đầu thường đi kèm với dấu hiệu như buồn nôn, sợ ánh sáng, âm thanh, cảm giác hình ảnh mờ. Một số bệnh nhân mất khả năng tập trung và thay đổi cảm xúc. Cảm giác chóng mặt, choáng váng cũng có thể diễn ra.
Giai đoạn sau cơn đau đầu
Bệnh nhân sau cơn đau thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản và nhận thức khó khăn. Có thể xuất hiện các triệu chứng về tiêu hóa, thay đổi tính khí và thấy yếu ớt. Trong khi đó, một số ít bệnh nhân lại cảm thấy thoải mái và tỉnh táo lạ thường sau cơn đau đầu.
Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng đau nửa đầu
Đau nửa đầu xảy ra ở vị trí nửa đầu trái hoặc nửa đầu phải, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cho đến nay các công trình nghiên cứu khoa học về loại bệnh này vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Song, các chuyên gia cho rằng đau nửa đầu là do các dây thần kinh não bị rối loạn, mạch máu não bị co giãn bất thường. Từ đó gây nên các cơn đau đầu giật nhói theo nhịp mạch đập.
Các yếu tố có thể làm cho cơn đau đầu khởi phát có thể kể đến như: Tâm lý căng thẳng, stress, chế độ ăn chứa các chất kích thích như socola, phô mai, mỳ chính, sử dụng các đồ uống chứa cồn hay caffeine…, sử dụng thuốc không đúng cách: các thuốc giảm đau thường dùng như: Aspirin, Paracetamol… thường được biết đến với tác dụng phụ như đau dạ dày, hại gan…và đặc biệt làm giảm ngưỡng chịu đau của bệnh nhân đau đầu Migraine, khiến các cơn đau trong tương lai xuất hiện nhiều hơn và dữ dội hơn. Do đó, cần tránh các yếu tố này để cơn đau ít xuất hiện hơn.
Cách chữa trị bệnh đau nửa đầu
Khi xuất hiện triệu chứng đau nửa đầu, điều trị bệnh kịp thời là việc cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay tại Việt Nam có một sản phẩm giúp đem lại hiệu quả tuyệt vời và được người dùng tin tưởng sử dụng đó là Migrin. Hiệu quả này đến từ sự kết hợp của 2 thảo dược hàng đầu trong việc điều trị các bệnh lý đau đầu.
Đó là cây cúc thơm và cây bạch quả được chuẩn hóa nhập khẩu từ Châu Âu. Chúng giúp cho Migrin trở thành giải pháp toàn diện hàng đầu cho bệnh nhân mắc các triệu chứng đau nửa đầu, bởi khả năng giảm cả về số lượng cơn đau, mức độ đau và thời gian mỗi cơn đau nhờ cơ chế điều hòa nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu não & điều hòa vận mạch và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin.
Để tìm hiểu rõ hơn về thảo dược Migrin cũng như để được tư vấn tận tình về bệnh, bạn đọc có thể vào trang web https://migrin.com.vn/ hoặc gọi đến tổng đài tư vấn 1800 6626.